Trong thế giới rộng lớn của ngành logistics, kho bãi là trái tim của chuỗi cung ứng, là nơi mà hàng hóa được nhận, lưu trữ và phân phối một cách hiệu quả nhất. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi rằng, "Kho bãi là gì, và tại sao nó lại quan trọng đến vậy?" Cho dù bạn mới bắt đầu bước chân vào lĩnh vực này hay đang muốn củng cố kiến thức, việc hiểu và áp dụng các kiến thức cơ bản về kho bãi sẽ là chìa khóa mở cánh cửa thành công khi bước chân vào lĩnh vực này.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá kho bãi trong logistics từ các khái niệm cơ bản nhằm mang lại cái nhìn toàn diện về kho bãi trong logistics cho những người mới bắt đầu.
Kho Bãi là gì? Tại sao kho bãi lại quan trọng trong Logistics
Kho bãi có thể hiểu là khu vực dùng để tập kết, lưu trữ hàng hóa. Kho bãi là một phần quan trọng của hệ thống logistics, chức năng chính của kho bãi là nơi lưu trữ hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định, từ khi hàng hóa được sản xuất cho đến khi nó được vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Các loại kho bãi thường được thiết kế để phù hợp với loại hàng hóa cụ thể và điều kiện cụ thể của ngành công nghiệp.
Kho bãi trong logistics đóng vai trò như một "đầu mối" trong việc điều phối hàng hóa, giúp đảm bảo rằng hàng hóa được cung cấp đúng lúc và đúng địa điểm.
Các hoạt động thường gặp trong kho bãi logistics bao gồm:
Nhận hàng: Kiểm tra và ghi nhận thông tin về hàng hóa mới nhận.
Kiểm tra và lưu trữ: Kiểm tra chất lượng của hàng hóa và lưu trữ chúng theo cách tối ưu để dễ dàng quản lý và truy cập.
Đóng gói và đóng pallet: Chuẩn bị hàng hóa cho vận chuyển bằng cách đóng gói và đóng pallet.
Xếp dỡ và xuất hàng: Lấy hàng hóa từ kho bãi và vận chuyển chúng đến điểm đích cuối cùng.
Quản lý tồn kho: Theo dõi số lượng và vị trí của hàng hóa trong kho bãi để đảm bảo rằng họa hóa được quản lý một cách hiệu quả.
Phân biệt kho bãi trong logistics và nhà kho thông thường
Kho bãi hay nhà kho đều mang chức năng lưu trữ và quản lý hàng hóa nhằm phục vụ cho mục đích nhất định. Nhiều người có thể nhầm lẫn kho bãi trong logistics và nhà kho thông thường giống nhau, nhưng thật ra nó có sự khác biệt về tính chất, chức năng và quy mô:
1. Kho Bãi trong Logistics:
- Tính Chất: Kho bãi trong logistics thường có quy mô lớn hơn và thường được thiết kế để phục vụ cho các hoạt động logistics và chuỗi cung ứng hàng hóa. Đòi hỏi kho bãi cần đáp ứng khả năng nhập xuất nhanh chóng, dễ dàng truy xuất hàng hóa khi cần.
- Chức Năng: Kho bãi trong logistics đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ, quản lý và phân phối hàng hóa từ nguồn cung đến điểm tiêu dùng. Nó thường được sử dụng để lưu trữ hàng hóa trong thời gian ngắn hạn, phụ thuộc vào yêu cầu của quy trình logistics.
- Vị Trí: Kho bãi thường được đặt ở các vị trí chiến lược gần các cảng, sân bay, trung tâm sản xuất hoặc khu vực tiêu thụ để tối ưu hóa việc vận chuyển và phân phối hàng hóa.
- Cơ sở vật chất: thường sử dụng các loại kệ như Drive-in, Radio Shuttle, ASRS,... do khả năng nhập xuất nhanh.
2. Nhà Kho Thông Thường:
- Tính Chất: Nhà kho thông thường có quy mô nhỏ hơn và thường được sử dụng cho mục đích lưu trữ hàng hóa của các cá nhân hoặc doanh nghiệp trong một thời gian dài.
- Chức Năng: Nhà kho thông thường thường được sử dụng để lưu trữ hàng hóa dài hạn, như hàng tồn kho, hàng hóa thương mại.
- Vị Trí: Nhà kho thông thường có thể được đặt ở các khu vực dân cư hoặc khu công nghiệp, thường được xây dựng ngay cạnh cơ sở sản xuất, kinh doanh của chính công ty hay tập đoàn đó.
- Cơ sở vật chất: thường sử dụng các loại kệ có mức đầu tư thấp hơn và đáp ứng nhu cầu cơ bản như kệ kho hàng công nghiệp: Selective, Double deep,...
Các loại kho bãi trong logistics phổ biến
Kho chung (Public Warehouse)
Các loại kho bãi phổ biến trong logistics
Kho ngoại quan (Bonded Warehouse)
“Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam” – Theo luật Hải Quan 2014, điều 4, khoản 10
Kho ngoại quan là một khu vực được thiết lập nhằm tạm thời lưu trữ và bảo quản hàng hóa từ nước ngoài hoặc trong nước trước khi xuất ra nước ngoài (theo thỏa thuận của hợp đồng thuê kho ngoại quan). Khi hàng hóa nhập khẩu lưu kho ngoại quan thì tạm thời chưa phát sinh thuế.
Hàng hóa được lưu trữ ở kho ngoại quan có thể được chủ sở hữu ủy quyền cho bên đại lý để xử lý các thủ tục về hải quan, đóng ghép và gia cố, phân cấp và bảo dưỡng hàng hóa.
Kho CFS (Container Freight Station)
Kho CFS (hay còn gọi khu vực gom chung hàng lẻ) là loại kho được sử dụng khi nhà xuất khẩu không đủ hàng hóa để lấp đầy một container.
Kho CFS được sử dụng để khai thác hiệu quả các chỗ trống đó bằng việc trung chuyển hàng quá cảnh vào kho, sau đó phân tách, đóng gói ghép chung container xuất khẩu hoặc cùng với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Kho bảo thuế (Tax Suspension Warehouse)
Là các kho bãi được sử dụng để lưu trữ hàng hóa đã thông quan mà chưa nộp thuế hoặc chưa chịu thuế nhập khẩu. Hoạt động của kho này luôn được giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Hàng hóa đưa vào kho bảo thuế không được bán tại thị trường Việt Nam. Hàng hóa có thể được lưu trữ tạm thời trong kho bảo thuế trước khi quyết định vận chuyển tiếp sang quốc gia khác.
Kho kiểm soát khí hậu (Climate – Controlled Warehouse)
Kho tự động (Automated Warehouse)
Là các kho bãi được tự động hóa hoàn toàn hoặc một phần thông qua việc sử dụng các hệ thống tự động và robot giúp đảm bảo hiệu suất xuất nhập cao và giảm thiểu sai sót từ con người trong quá trình quản lý và xử lý hàng hóa.
Ưu điểm:
- Tăng lưu lượng vận chuyển hàng hóa
- Nhập - xuất (lấy hàng) mức độ chính xác lên đến 99,99%
- Tiết kiệm thời gian tối đa, giảm thiểu thời gian người lấy hàng phải đi tìm kiếm hàng hóa, di chuyển các loại hàng hóa.
- Tiết kiệm đến 85% diện tích nhà kho, cung cấp mật độ lưu trữ hàng hóa cao nhất có thể
- Dễ dàng kiểm soát hàng tồn kho theo thời gian thực
- Tiết kiệm năng suất lao động lên đến 85%, điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhân công.
- Chi phí đầu tư cao
Viết bình luận