Làm thế nào để thiết kế kho hàng vừa tối ưu diện tích và tiết kiệm chi phí?

Làm thế nào để thiết kế kho hàng vừa tối ưu diện tích và tiết kiệm chi phí?

Việc thiết kế kho hàng đang đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kho bãi, bằng việc tận dụng tối đa không gian trống trong quá trình xây dựng để tăng sức chứa, cách sắp xếp hàng hóa để tối ưu công tác quản lý, cách lựa chọn kệ chứa hàng phù hợp với mặt hàng hóa,.... Bạn có biết đâu là những sai lầm cần tránh trong việc sắp xếp và bố trí hàng hóa trong kho bãi? Trong bài viết này, hãy cùng Kệ Lắp Ráp tìm hiểu cách thiết kế kho hàng tối ưu theo một số nguyên tắc phổ biến mang lại hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.

Thiết kế kho hàng

Thiết kế kho hàng

I. Tầm quan trọng của việc thiết kế kho hàng

Trong quá trình quản lý kho hàng, việc thiết kế kho hàng và sắp xếp khoa học là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong vận hành. Tuy nhiên, khi một kho hàng không được thiết kế và sắp xếp đúng cách, những tai nạn và vấn đề xảy ra có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh.

Dưới đây là một tình huống thực tế mô tả một tai nạn xảy ra trong một kho hàng không được thiết kế và sắp xếp khoa học.

Tai nạn xảy ra trong một nhà kho chất hàng không đúng tải trọng
 

Lợi ích của việc đầu tư bố trí và thiết kế kho hàng chuyên nghiệp, khoa học:

  • Tận dụng tối đa diện tích có sẵn trong kho: Điều này giúp tối ưu hóa không gian lưu trữ và giảm thiểu diện tích trống trong kho không cần thiết. Kết quả là, bạn có thể lưu trữ nhiều hàng hóa hơn trong một diện tích nhỏ hơn, giúp tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng.

  • Bảo quản hàng hóa tốt hơn: Thiết kế và sắp xếp kho hàng một cách khoa học đảm bảo không có hàng hóa che khuất lối đi, giúp giảm thiểu rủi ro tai nạn và bảo vệ hàng hóa khỏi hư hỏng. Đồng thời, áp dụng các biện pháp an toàn, như khu vực riêng biệt cho hàng nguy hiểm và nhãn dán cảnh báo, giúp tạo một môi trường làm việc an toàn trong nhà kho.

  • Quản lý kho dễ dàng, hiệu quả, tránh thất thoát: Mục đích chính của việc thiết kế kho hàng để nhà kho có thể sắp xếp và quản lý một cách hiệu quả. Cùng với việc bố trí nhân sự phối hợp vận hành kho sẽ giảm thiểu được tối đa khả năng xảy ra thất thoát, quá trình nhập xuất kho diễn ra trơn tru, loại bỏ nguy cơ gây lỗi khi vận hành.

  • Tiết kiệm tối đa chi phí: Việc thiết kế kho hàng khoa học sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư, vận hành. Cùng với việc sử dụng các công nghệ và quy trình tiên tiến giúp giảm thiểu lãng phí và tăng cường hiệu quả vận hành, từ đó giảm thiểu chi phí vận chuyển và lưu trữ.

  • Đảm bảo an toàn lao động trong kho: Kho hàng chuyên nghiệp được thiết kế để đảm bảo an toàn cho hàng hóa và nhân viên. Các yếu tố như hệ thống bảo vệ cháy, phương tiện nâng hạ an toàn, hệ thống quản lý rủi ro và bảo mật được tích hợp để đảm bảo rằng kho hàng hoạt động trong một môi trường an toàn.

II. Các nguyên tắc trong việc thiết kế kho hàng tối ưu nhất cho doanh nghiệp

1. Các khu vực cần thiết phải có trong một kho hàng

Khi lên một bản thiết kế kho hàng, để có một kho hàng tối ưu, sắp xếp ngắn nắp cần đảm bảo có đầy đủ tất các khu vực cần thiết và phù hợp với nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư. Mỗi khu vực đều thực hiện những chức năng quan trọng để đảm bảo việc vận hành kho hàng trơn tru.

5 khu vực trong kho hàng

5 khu vực trong kho hàng

  1. Khu vực xếp dỡ hàng hóa (Loading & Unloading): khu vực này thường được xây dựng ở phía ngoài của kho hàngcác xe tải chở hàng có thể dễ dàng ra vào và kết hợp với xe nâng forklift bốc dỡ hàng vào bên trong kho hàng đến khu vực tiếp nhận. 

  2. Khu vực tiếp nhận (Reception): đây là nơi nhận hàng từ khu vực xếp dỡ, thực hiện kiểm soát chất lượng và phân loại hàng hóa. 

  3. Khu vực kho lưu trữ (Storage): một kho hàng cần phải có các dãy kệ chứa hàng để lưu trữ hàng hóa và phân loại có thể nhập xuất dễ dàng khi cần thiết. Việc sử dụng loại kệ kho hàng nào phù hợp sẽ được phân tích ở phần dưới của bài viết.

  4. Khu vực lấy hàng (Picking): mặc dù không phải tất cả kho hàng đều có khu vực đóng gói hàng riêng biệt, nhưng đối với các nhà kho có tần suất xuất nhập hàng liên tục như logistics thì đây là khu vực lấy hàng hóa từ kệ và chuẩn bị trước khi đem ra xe chở hàng đi. Đặc biệt với các nhà kho tự động ASRS đã sử dụng các băng tải con lăn hoặc robot lấy hàng giúp tiết kiệm gấp 5 lần thời gian bình thường.

  5. Khu vực gửi hàng (Shipping): Nếu không có khu vực lấy hàng riêng biệt, công việc đó có thể được thực hiện tại đây. Tương tự như vậy, nếu không có nhu cầu đóng gói các mặt hàng trong kho thì nên có một không gian đủ dành riêng để đặt các mặt hàng cần vận chuyển trước khi đem lên xe ở đây.

2. 4 Bước quan trọng khi thiết kế kho hàng

Khi xây dựng một kho hàng, người ta sẽ lựa chọn bố cục phù hợp dựa trên mục tiêu và đặc thù của kho hàng. Dù cách phân chia mặt bằng nhà kho ra sao, nhưng bố cục tổng thể cần trải qua 4 bước đây:

4 Bước cơ bản trong thiết kế kho hàng

4 Bước cơ bản trong thiết kế kho hàng

  • Lên bố cục với đầy đủ khu vực cần thiết

  • Tối ưu không gian mỗi khu vực theo từng mục đích sử dụng

  • Trang bị các thiết bị và cơ sở hạ tầng cần thiết (Kệ kho hàng, xe nâng, hệ thống báo cháy,...)

  • Triển khai thực hiện và đo đạc hiệu quả

III. Gợi ý top các mẫu sơ đồ kho hàng phổ biến được sử dụng rộng rãi

Mẫu kho hàng hình chữ U

Mô hình mẫu kho chữ U

Cách bố trí kho hàng theo hình chữ U nổi bật bằng sự đơn giản mà hiệu quả cao, thích hợp với hầu hết quy mô kho hàng. Trong thiết kế kho hàng dạng này, khu vực nhận hàng (Loading) và khu vực gửi hàng (Shipping) được sắp xếp gần nhau hoặc liền kề nhau, điều này giúp giảm thiểu thời gian vận chuyển nội bộ. 

Quy trình nhập hàng bắt đầu bằng việc đưa hàng hóa đến khu vực tiếp nhận. Tại đây, hàng hóa được kiểm tra và phân loại cẩn thận trước khi được đưa vào nơi lưu trữ. Điều này giúp tăng cường sự hiệu quả và sắp xếp hợp lý của quá trình lưu trữ. 

Mẫu kho hàng hình chữ I

Mô hình mẫu kho chữ I

Bố cục kho hàng dạng theo hình chữ I được đánh giá cao với khả năng cắt giảm được số lượng lối đi và đoạn đường xe nâng bằng quy trình vận hành từ đầu đến cuối theo đường thẳng. Thứ tự vận hành sẽ bắt đầu từ khu vực xếp dỡ hàng hóa (Loading & Unloading) sẽ đến khu tiếp nhận (reception) và phân loại chúng, sau đó sẽ được đưa lên kệ ở khu vực kho lưu trữ (Storage).

Bố cục chữ I rất phù hợp với nguyên tắc quản lý FIFO (First In, First Out - hàng vào trước, hàng ra trước). Hàng hóa được đặt gần khu vực giao hàng sẽ được ưu tiên sử dụng trước. Điều này giúp đảm bảo rằng hàng hóa với tần suất di chuyển cao sẽ nằm gần khu vực giao hàng, giảm thiểu thời gian và công sức trong việc truy xuất hàng hóa.

Mẫu kho hàng hình chữ L

Mô hình mẫu kho chữ L

Kho được xây dựng theo hình chữ L khi nhìn từ trên xuống, tạo ra hai cạnh góc vuông làm khu vực lưu trữ hàng. Việc sắp xếp khu vực xếp dỡ và gửi hàng ở 2 cạnh liền kề  giúp giảm thiểu đáng kể sự tắc nghẽn trong kho hàng. Đây cũng là một bố cục phổ biến được sử dụng trong ngành công nghiệp và logistics

IV. Lựa chọn kệ kho hàng nào phù hợp?

Sau khi đã bố trí bố cục không gian kho hàng phù hợp, còn một vấn đề là lựa chọn loại kệ kho hàng nào thì phù hợp với nhu cầu từng loại mặt hàng, đặc thù sản phẩm, kích thước kho hàng,... Ngoài ra cần phải đảm bảo kệ kho hàng vừa đủ sức chứa cũng như tiết kiệm được chi phí đầu tư, vận hành. Kệ Lắp Ráp sẽ gợi ý cho bạn một số lựa chọn phù hợp với quy mô kho hàng như sau:

Kho hàng có quy mô nhỏ

Đối với các kho hàng có diện tích khiêm tốn, cần sức chứa các loại hóa ít hoặc nhẹ thường chỉ tầm dưới 200 kg/tầng có thể sử dụng các kệ kho thông thường như kệ sắt V, kệ trung tải,.... Các loại kệ này thường đơn giản, dễ lắp đặt và linh hoạt để tùy chỉnh theo không gian và nhu cầu lưu trữ cụ thể.

Thiết kế kho hàng

Kho hàng có quy mô vừa

Các kho hàng có diện tích vừa và trung bình thường rất phổ biến hiện nay, thông thường tải trọng của hàng hóa từ 500 kg/ tầng. Vì vậy các loại kệ sử dụng kết hợp với pallet đảm bảo phù hợp với diện tích kho hàng được nhiều doanh nghiệp sử dụng phổ biến như kệ selective, kệ để pallet, kệ double deep,...

Thiết kế kho hàng

Kho hàng công nghiệp hạng nặng

Khi kho hàng của bạn đã mở rộng cần chứa đựng một số lượng lớn các hàng tồn kho thì cần đến các loại kệ công nghiệp hạng nặng có thể gia tăng sức chứa, tận dụng chiều cao của kho hàng để chứa được nhiều hàng hóa hơn. 

Các loại kệ công nghiệp hiện nay do Cơ Khí Việt cung cấp đều có những công dụng, tính năng ưu việt phù hợp với từng loại mặt hàng, đảm bảo quy trình vận hành đơn giản và trơn tru. 

Bạn có thể tham khảo chi tiết từng loại qua các bài viết sau:

Các loại kệ công nghiệp được sử dụng trong các kho hàng lớn 

Kho hàng tự động hóa ASRS

Các loại kệ kho hàng công nghiệp hạng nặng nói chung với khả năng lưu trữ số lượng hàng hóa lớn nhưng sẽ tốn nhiều thời gian hơn để xử lý hàng hóa. Sẽ là rào cản lớn nếu kho hàng của bạn cần có sức chứa lớn nhưng hoạt động xuất nhập hàng cần diễn ra nhanh chóng & liên tục như trong ngành công nghiệp logistic? Loại kệ kho hàng tự động hóa ASRS ra đời để đáp ứng được nhu cầu đó bằng việc sử dụng công nghệ robot để hàng hóa sẽ tự động được vận chuyển và mở rộng đến 100% sức chứa nhà kho.

Trên đây là một số kiến thức để thiết kế kho hàng mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, rất mong những chia sẻ này từ Kệ Lắp Ráp - Cơ Khí Việt có thể phần nào giúp bạn đọc lựa chọn được bố cục kho hàng phù hợp. Nếu quý khách hàng có nhu cầu cần được thiết kế kho hàng và tư vấn lựa chọn kệ chứa hàng, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0909 205 503.

Cơ Khí Việt đã có 15 năm hoạt động trong lĩnh vực giá kệ chứa hàng, chúng tôi đã đồng hành cùng hàng nghìn doanh nghiệp trong sứ mệnh mang lại hiệu quả kinh tế trong đầu tư xây dựng kho hàng thương hiệu Việt tại doanh nghiệp.

 
*Nguồn Tham Khảo: bigrentz

Đang xem: Làm thế nào để thiết kế kho hàng vừa tối ưu diện tích và tiết kiệm chi phí?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên